CHỮ QUỐC NGỮ
VIẾT NGẮN Nguyễn Công Tiễu (Đọc tại
Hội nghị bàn về “Vấn đề cải
tiến chữ quốc ngữ” được tổ
chức tại Hà Nội, năm 1960. Lúc ấy, cụ
Nguyễn Công Tiễu là cán bộ kỹ thuật Tổng
cục Hậu cần) |
|
Vài nét về cụ Nguyễn
Công Tiễu (1892 - 1976) Năm 1912: Tốt nghiệp Cao
đẳng Nông Lâm. Năm 1931: Sáng lập tạp chí Khoa
học. (ra được 232 số, đến tháng 8/1941
th́ bị đ́nh bản) Do dồn hết thị lực quan sát,
nghiên cứu sinh học trên kính hiển vi mà thị
lực của cụ yếu dần, đến năm cụ
50 tuổi th́ ḷa hẳn. Cụ học cách đọc và
viết bằng chữ nổi cho người mù và
tiếp tục nghiên cứu khoa học. Cụ đă
từng làm chủ tịch Hội người mù và tích
cực tuyên truyền việc học chữ nổi cho
người mù. Cụ đă từng viết bài về
bèo hoa dâu gửi Hội nghị khoa học Thái B́nh
Dương mở rộng, bài viết của cụ
được đăng trong kỷ yếu của
Hội nghị. Cụ cũng là hội viên
người Việt duy nhất trong Hội đồng
nghiên cứu khoa học ở Đông Dương. Cụ c̣n t́m ra cách thuộc da rắn,
nhuộm màu cho thủy tinh và làm nước hoa bằng
dược thảo. (Sau khi nói lên sự quan tâm từ lâu của ḿnh
đối với vấn đề cả tiến
chữ quốc ngữ, cụ Nguyễn Công Tiễu tŕnh
bày một phương án “chữ
quốc ngữ viết ngắn”). …Trong khi
khảo về lối viết chữ nổi cho
người mù, chúng tôi nhận thấy một
điều có thể coi như là một nguyên tắc, theo
đó chữ quốc ngữ của ta có thể viết
ngắn lại được nhiều. Nói “viết ngắn”
nghĩa là bớt số chữ đi mà vẫn giữ
đủ vần, chứ không phải là “viết
tắt”. Nguyên tắc ấy
như sau: nên thay tất cả những chữ kép trong các
vần xuôi và các vần ngược bằng những
chữ đơn. Một âm tiết trong tiếng Việt
nhiều lắm chỉ viết bằng ba chữ, theo
một cái “khuôn” sau đây: F1 + N + F2 (F = chữ
phụ âm; N = chữ nguyên âm). Trong các vần xuôi, có
chín chữ kép phải thay là: ch,
gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, và tr. Trong các vần
ngược, có 10 trường hợp phải thay
bằng chữ đơn là: oa,
oă, oe, uâ, uê, uô, uy, uyê, và ươ. Nguyên tắt trên
đây đă thử áp dụng vào lối viết quốc
ngữ chữ nổi của người mù, tôi thấy rất
tiện lợi. Đối với chữ nổi, việc
áp dụng tương đối dễ, v́ rằng nét
chữ toàn là những chấm, chỉ cần thay
đổi vị trí và số lượng những
chấm là đặt ra được chữ mới. Nguyên tắc “viết
ngắn” cũng có thể đem áp dụng vào lối
chữ quốc ngữ hiện nay của chúng ta.
Để chứng minh điều đó, và để
gợi ư cho việc nghiên cứu về sau này, chúng tôi
tạm dùng và đặt thêm một số chữ mới
sau đây để thay thế cho những chữ kép: I. Về vần xuôi. ĉ thay cho ch,
thí dụ: cha viết ĉa z thay cho gi,
thí dụ: gị viết ẓ k thay cho kh, thí dụ: khu viết ku j thay cho ng/ngh,
thí dụ: ngủ viết jủ n̈ thay
cho nh, thí dụ: nhà viết n̈à f thay cho ph,
thí dụ: phi viết fi q thay cho qu,
thí dụ: quả viết qả § thay cho th, thí dụ: thơ
viết §ơ ç thay cho tr,
thí dụ: tri viết çi II. Về vần
ngược. Thí dụ âm tiết nghiêng, hiện nay viết
bằng bảy chữ, chia làm ba phần, mỗi phần
viết bằng một chữ đơn như trên, th́ nghiêng sẽ viết như
sau: jîj.
Như vậy, chữ quốc ngữ sẽ rất
gọn. Chúng tôi đă tính thử, với lối chữ
“viết ngắn” như thế, chúng ta sẽ tiết
kiệm được trên 20% số giấy in. Cố nhiên, việc áp dụng
lối chữ “viết ngắn” c̣n đ̣i hỏi
nhiều công phu nghiên cứu và
sẽ gặp nhiều khó khăn,
nhưng chúng tôi mong những ư kiến trên đây sẽ góp
được phần nào vào công cuộc cải tiến
chữ viết của chúng ta …
(Trích sách Vấn đề
cải tiến chữ quốc ngữ , Nxb. Văn Hoá,
Hà Nội, 1961, tr. 235 – 237). |
|
Email:
Trần Tư B́nh
|