TÓM TẮT Một dự thảo phương án
cải tiến chữ quốc ngữ bước
đầu Tiểu ban Ngôn ngữ - Viện Văn
Học Trình bày trong Hội nghị Cải
tiến chữ Quốc Ngữ, được tổ
chức tại Hà Nội, năm 1960. (Trích sách “Vấn đề cải tiến
chữ quốc ngữ”, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177,
178, 184, 185, 189, 190, 191, 192) |
|
“(…) Tóm lại tất cả những
phần trên, trong bước đầu hiện nay
hiện nay, chúng tôi đề nghị những cải
tiến cụ thể sau đây: 1) Dùng d viết phụ
âm [d], thay cho đ ; z viết phụ âm [z] thay cho d và gi ; f
viết phụ âm [f] thay cho ph. 2) Thống nhất
chỉ dùng g để viết phụ âm [g], bỏ gh ;
chỉ dùng ng để viết phụ âm [ŋ], bỏ
ngh ; chỉ dùng c để viết phụ âm [k], bỏ k
và q. 3) Nhất luật
viết nguyên âm [i] và bán nguyên âm [-y] bằng i trong mọi
trường hợp, bỏ y: viết i học, iêu thương,
iết kiến, kì lạ, mĩ thuật ; ay
sẽ viết là ăi, ây
sẽ viết âi. 4) Thêm w để
viết bán nguyên âm [w-] khi là tiền âm trước [i]: uy, uya, uynh, uyên … sẽ
viết wi, wia, winh, wiên. Cải tiến này chuẩn bị
để bước sau sẽ thông nhất viết
tiền âm [w-] bằng w trong mọi trường hợp.
(Trong khi chưa cải tiến được triệt
để cách viết tiền âm [w-], thì tạm thời
viết [we], [wa] băng oe, oa: [kwe], [kwa] viết coe, coa ; và
viết [wê], [wơ], [wâ] bằng uê, uơ, uâ). 5) Ngoài ra, còn một
cải tiến nhỏ: au
viết ău (cải tiến này cần thiết
để chuẩn bị trong bước sau sẽ
viết ao, eo băng au,
eu). Như vậy, trọng tâm cải
tiến của bước đầu là cải tiến
cách viết các phụ âm đầu (hay nói cách khác, sửa
đổi các vần xuôi), cách viết nguyên âm [i] và bán
nguyên âm [-y]; đồng thời cũng bước
đầu cải tiến cách viết tiền âm [w-]. Trong
tổng số 22 phụ âm đầu, chỉ sửa
đổi cách viết 3 phụ âm [d], [z], [f], và viết
thống nhất 3 phụ âm khác [g], [ŋ], [k]. Trong
tổng số 113 khuôn, chỉ sửa đổi cách
viết của 8 khuôn: y (viết i), ay (ăi), ây (âi), yêm (iêm), yên (iên), yêt (iêt), yêu (iêu), au (ău). Trong tổng số 42 khuôn có tiền âm
[w-] , chỉ mới sửa đổi cách viết
tiền âm [w-] trong 10 khuôn: uy (viết
wi), uyn (win), uynh (winh), uyp (wip), uyt (wit), uych (wich), uyu (wiu), uya (wia), uyên (wiên), uyêt (wiêt), đồng thời do cải tiến
cách viết bán nguyên âm cuối ở trên nên sửa
đổi cách viết của 2 khuôn: uây (viết uâi), oay (oăi). … … … 6) Viết liền. … Vấn đề này phức tạp,
đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu về
mặt từ vựng và ngữ pháp. Chúng tôi chỉ nêu sau
đây làm thí dụ một số trường hợp mà
chúng tôi nghĩ rằng rõ ràng nên viết liền: a. Những từ Hán
Việt chỉ một khái niệm, trước đây
thường có thể viết với gạch nối, thì
nay nên viết liền: xãhội, hạnhphúc, tựdo,
kếtquả, pháttriển, laođộng,
vĩđại, kinhtếhọc, hợptácxã. b. Những từ
dịch âm đều nên viết liền: rơmoóc, écta,
xôviết, axitsunfuric. c. Những tên
địa phương nói chung đều nên viết
liền viết: Việtnam, Hànội, Liênxô, Rumani; trừ
trường hợp mỗi “chữ” có một nghĩa
riêng cần nêu rõ, thì nên viết với gạch nối:
(Khu tự trị) d. Những từ kép,
gồm hai “từ” cùng nghĩa (nhiều khi là một
từ Hán Việt và một từ Việt thuần túy)
đều nên viết liền: nghingờ, giảmbớt,
sinhđẻ, sứclực, khỏemạnh, tìmkiếm,
cốgắng, mongchờ, tấtcả. e. Những từ
gồm hai âm tiết lặp lại đều nên viết
liền: ầmầm, nhẹnhẹ, mãimãi, điđi,
lạilại. f. Những từ
gồm vài âm tiết, mà nếu viết tách rời ra
từng âm tiết sẽ hoàn toàn không có nghĩa,
đều nên viết liền: thongthả, lơlửng,
àoạt, sungsướng, vuivẻ, banngày, xecộ,
chơibời, nóinăng. … … … Cuối cùng, để cụ thể
hóa dự thảo phương án cải tiến chữ
quốc ngữ bước đầu này, chúng tôi lấy
thí dụ một đoạn trong bản Tuyên ngôn
Độc lập của Hồ Chủ tịch
đọc ngày 2-9-1945. viết lại theo những
đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ
bước đầu của chúng tôi như sau: Trích TWIÊNNGÔN
DỘCLẬP (của Hồ
Chủtịch dọc ngằi 2-9-1945) “Tấtcả
mọi người dều sinh ra có cwiền bìnhdẳng.
Tạohóa cho họ những cwiền không ai có thể
xâmfạm dược; trong những cwiền ấi, có
cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền
mưucầu hạnhfúc.” Lời
bấthủ ấi ở trong bản Twiênngôn
Dộclập năm 1776 của nước Mĩ. Swi
rộng ra, câu ấi có íngĩa là: tấtcả các
zântộc trên thếzới dều sinh ra bìnhdẳng;
zântộc nào cũng có cwiền sống, cwiền
sungsướng và cwiền tựzo. Bản
Twiênngôn Nhâncwiền và Zâncwiền của Cáchmạng Fáp
năm 1791 cũng nói: “Ngườita
sinh ra tựzo và bìnhdẳng về cwiềnlợi, và
fải luônluôn dược tựzo bìnhdẳng về
cwiềnlợi.” Dó là
những lẽfải không ai chốicãi dược. Thếmà
hơn 80 năm năi, bọn thựczân Fáp
lợizụng lá cờ tựzo, bìnhdẳng, bácái, dến
cướp dấtnước ta, ápbức dồngbào ta.
Hànhdộng của chúng trái hẳn với nhândạo và
chínhnghĩa. Về chính
trị, chúng twiệtdối không cho nhânzân ta một chút
tựzo zânchủ nào. Chúng thihành
những luậtfáp zãman. Chúng lập ba chếdộ khác
nhău ở Trung, Nam, Bắc, dể ngăncản
việc thốngnhất
nướcnhà của ta, dể ngăncản
zântộc ta doàncết. Chúng
lập ra nhàtù nhiều hơn trườnghọc. Chúng
thẳngtay chémziết những người
iêunước-thươngnòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởingĩa của ta trong những bể mắu
… Chúng
ràngbuộc zưluận, thihành chínhsách ngu zân. Chúng zùng
thuốcf iện, rượucồn dể làm cho
nòizống ta swinhược. Về
kinhtế, chúng bóclột zân ta dến xươngtwỉ,
khiến cho zân ta ngèonàn, thiếuthốn, nước ta
xơxác, tiêudiều. Chúng
cướp không ruộngdất, hầmmỏ,
ngwiênliệu. Chúng zữ
dộccwiền in zấibạc, xuấtcảng và
nhậpcảng. Chúng
dặt ra hàng trăm thứ thuế vôlí, làm cho zânta,
nhất là zâncày và zânbuôn trở nên bầncùng. Chúng không
cho các nhà tưsản ta ngóc dầu lên. Chúng bóclột côngnhân
ta một cách vôcùng tànnhẫn. ……… Nước
Việtnam có cwiền hưởng tựzo và
dộclập, và sựthật dã thành một nước
tựzo dộclập, Toànthể zântộc Việtnam
cwiết dem tấtcả tinhthần và lựclượng,
tínhmạng và củacải dể zữ vững cwiền
tựzo và dộclập ấi.” Đoạn văn trên đây gồm có
445 “chữ” (mỗi chữ một âm tiết), thì: ·
340 chữ viết hoàn toàn như cũ. ·
115 chữ (chiếm tỉ lệ ¼) cách viết có
sửa đổi, trong số đó có: -
33 chữ là do dùng d
thay cho đ -
32 chữ là do dùng z
thay cho d/gi -
8 chữ là do dùng f thay cho ph -
4 chữ là do dùng ng
thay cho ngh (bỏ h) -
2 chữ là do dùng c
thay cho k/q -
4 chữ là do dùng i thay
cho y -
4 chữ là do dùng âi
thay cho ây -
2 chữ là do dùng ău
thay cho au -
1 chữ là do dùng ăi thay
cho ay -
7 chữ là do dùng wi
thay cho uy -
1 chữ là do dùng zấi
thay cho giấy -
17 chữ là do dùng cwi thay
cho quy
Đáng chú ý là trong 115 trường
hợp cách viết có sửa đổi, thì có đến
79 trường hợp là do dùng
i thay cho y và 3 trường hợp là do viết ău, ăi thay cho au, ay.
Những sửa đổi này (90 trường hợp)
thật ra không gây sự đảo lộn gì đáng
kể. Chỉ có 25 trường hợp vần quốc
ngữ thấy bị “đảo lộn” do viết zấi thay cho giấy, và
nhất là do dùng con chữ w, viết wi thay cho uy, cwi thay
cho quy (đặc biệt trong đoạn văn thí
dụ trên đây, có đến 16 chữ “quyền”
viết lại là cwiền). Mặt khác, chúng ta thấy có: - 116 trường
hợp viết liền (thảy đều viết
liền 2 âm tiết); - 17 trường
hợp viết gọn lại (thay các con chữ
đơn f, z; bỏ h vô ích trong ngh). Trong 116 trường hợp viết
liền lại, chỉ có 8 trường hợp có thể
đọc nhầm: cóthể,
íngĩa, thếmà, bácái, zãman, swinhược, trởnên,
sựthật ; nhưng
trừ những người mới học đánh
vần, chắc không ai đọc nhầm cóthể ra là cót-hể,
swi nhược ra là suyn-hược, v.v… (…) (Trích sách “Vấn đề cải tiến chữ quốc
ngữ”, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1961, trang 176, 177, 178,
184, 185, 189, 190, 191, 192) |
|
|